Ghi rõ là st để mọi người đỡ nhầm nhọt là mình tự bịa nhá
Hôm trước mẹ kêu công ty mẹ giờ chuyển hết sang dùng Linux với Open
Office, bất tiện lắm nhưng phải làm thế để tránh bản quyền. Hôm nay lại
ngồi nói chuyện lần đầu dùng máy tính với mấy bạn. Cười lăn bò và rặn
ra cái note này.
~
Thực ra chuyện bản quyền windows mí lị phần mềm tầm 3 4 năm gần đây dân
hơi giàu nước hơi mạnh (dù xã hội chưa công bằng và cá nhân anh thấy
ngày càng kém văn minh) thì mới rộ lên. Chứ trước đây tầm ngắn là xịch
năm xa hơn là 12 13 năm trước làm gì có.
Tầm 7 tuổi, anh rất là nhõng nên được mẹ đưa lên cơ quan suốt. Lên đấy
được sờ vào máy tính, cài windows 95. Máy có trò Ninja shadow hay gì đấy
(hồi bé chỉ nhớ mỗi chứ NinJa), mình là ninja áo đỏ, đi có đánh kiếm
phóng tiêu (tất nhiên ko phải trò Ninja cứu mẹ trên 4 nút nhoa). Chơi
say mê.
Cái máy tính đầu tiên được bố mẹ mua cho là hồi 12 tuổi. Máy Intel
Pentium 2 400Mhz ổ cứng 4.3 Gb Ram 64 card màn hình 8mb màn Samsung lồi
như mắt ốc với đôi loa Nicole trắng cài windows 98 (người hay máy, cái
gì anh yêu là anh nhớ lắm). Trước đấy anh đã biết máy tính thế nào rồi,
nhưng cảm giác có được cái máy đầu tiên quả là sướng đe0 tả (sau có
lần ăn 100 điểm lô thì cũng sướng gần bằng). Máy tính hồi đấy vẫn chia
ra là 386, 486, 586 và cao nhất là 686. Có được cái máy tính là kinh
khủng lắm, nhất là máy như máy của anh. Bạn bè anh nhiều lắm thì Chip
Celeron, hoặc mạnh hơn nhưng làm gì có Ram khủng khiếp 64 Mb như của
anh :->
Chuyện xóa mù tin học: Các tượng đài và đĩa CD Có máy tính thì tất nhiên sinh ra chuyện cài trò chơi. Máy mà ko có trò
chơi thì dùng làm gì. Thế là anh đi mua đĩa. Đĩa trò chơi đầu tiên anh
mua là đĩa mềm, có trò Ninja. Đĩa hỏng không chơi được, anh cáu format
đĩa đi bán lại cho 1 thằng gần nhà. Tiền có được anh nhịn ăn sáng mấy
bữa góp tiền đi mua hẳn đĩa CD. Cầm tiền ra hàng đĩa dõng dạc hỏi trò Đế
chế (thấy mấy ông lớn lớn kêu trò này khủng khiếp lắm, ko chơi thì phí
máy). Mua về hăm hở cài. Cài xong hăm hở bật. Màn hình tối đen xuống
vào trò. Sướng run lên. Xong tự nhiên lóe sáng, out ra ngoài windows,
báo lỗi. Anh chửi bậy - chửi bằng vốn từ non nớt của 1 cậu bé ngây thơ
trong sáng. Mang ra hàng bắt đền chủ hàng bảo phải Cờ rách mới được.
Anh hỏi Cờ rách là gì. Thế là dạy phải cóp đề cái này lên cái kia mới
chạy được. Anh sáng mắt mang đĩa về nhà. Tất nhiên là chơi được. Chơi
ngon, không lag tí nào. Oai đe0 tả.
(mình thấy mình còn khôn chán. Bạn tradaonline hồi mới dùng máy còn
không biết copy file crack . Thế mà bây giờ code kiếc khiếp vđ
)
Mấy hôm sau xóm có thằng mua được máy. Nó không biết cài Đế chế. Anh bắt
nó phải đi mua Coca cho anh, xong đứng ở phòng ngoài ko được xem anh
cài vì cài trò chơi khó lắm, phải cực kỳ giỏi mới cài được cơ mà tao ko
muốn mày xem. Thằng bé bình thường rất gấu nhưng lần này lại ngoan, cun
cút đứng ngoài cửa.
Sau khi chơi AOE 1 thì anh chuyển sang chơi Heroes 3, Quake, Star
Craft, Commandos, Half life và nhiều trò nữa. Thật là classic. Đến giờ
anh vẫn chơi cả mấy trò trên, trừ Quake và Commandos. Game hồi đấy hay.
Cái àny không phải hoài cổ mà là thật. Làm gì có game nào trường tồn
bất tử như AOE hay Star Craft? Đồ họa tinh xảo mê ly, mà tởm nhất là
game nào cũng chỉ vài trăm Mb. Anh không hiểu, không thể hiểu tại sao
với trình độ kỹ thuật hồi đấy họ có thể làm games hay đến vậy? Hôm
trước em anh cài Sim 2 full bộ gần chục Gb. Anh chẹp miệng ngày xưa ổ
10.2 gb của anh có hàng trăm bài hát, hàng chục trò chơi, chưa kể những
phim vài chục Mb (phim-mà-ai-cũng-biết-là-phim-gì-đấy
).
Sau khi cài game thì mày mò cài phần mềm. Quay lại chuyện bản quyền. Anh
thật, đe0 có các anh crackers, in đĩa lậu với cả bán đĩa lậu thì dân
VN giờ mù tin học ráo. Lấy đâu ra chỗ cho các bạn chém gió, chơi game,
online mí lị post ảnh tự sướng. Đĩa CD phần mềm nổi tiếng nhất là bộ
đĩa của Phạm Hồng Phước và Lê Hoàn. Theo anh 2 bác này, cùng Cảnh Đại
ca - người bẻ khóa trò Lines huyền thoại đồng hành cùng biết bao thế hệ
dân văn phòng nhà nước (bố anh là thần Lines), và NVH - một cracker
siêu đẳng mua đĩa phần mềm và cài wins nào cũng thấy tên; những người
này đáng được phong danh hiệu anh hùng vì phổ cập tin học. Ngoài ra vài
anh hùng trong truyền thuyết nữa là cửa hàng Games Galaxy cùng hàng
đe0 nào ở Lý Nam Đế anh chịu ko nhớ tên, vì cài bất kỳ games nào vào
máy cũng thấy screen của 2 cửa hàng này. Thật là những tượng đài kỳ vĩ,
điểm sáng 4000 năm. Bây giờ nghe nói 2 bác LH và PHP làm cho Echip,
những người còn lại không biết đi đâu về đâu. Như bạn anh nói, những
người đấy là thầy dạy tin học đầu tiên cho thế hệ anh và cả trước anh.
Không có những người này, hồi đấy làm gì có ai đủ tiền mua những đĩa
phần mềm bản quyền hàng chục đến hàng trăm usd (mà có thì cũng ko biết
mua thế nào). (Đừng nói đến download trên Internet vì lúc đó down được
cái soft 2mb to hơn đĩa mềm là kinh lắm rồi, anh em nể phục lắm rồi).
Nhờ công ơn các vĩ nhân kia, bao nhiêu cậu bé đã mặc cho bố mẹ kêu la
ỏm tỏi, lén lút bật máy tính khi bố mẹ đi vắng, rồi cài các thể loại
phần mềm , mày mò mày mò để rồi thành developers, hackers, system
engineer, software engineer, product manager hay đơn giản là người biết
dùng máy tính như anh và các bạn bây giờ. Kính cẩn nghiêng mình, đời
đời nhớ ơn các bác crackers trên.
Hồi đấy mua đĩa CD là 15k. Dĩ nhiên là chẳng thằng nào có tiền mua tất
cả các đĩa, nên mới có trò thằng này mua đĩa 1 thằng kia mua đĩa 2, rồi
đổi nhau, xước đĩa bắt đền. (trước đổi đĩa phần mềm sau đổi đĩa xxx -
tí sẽ có phần mature content). Đĩa đek nào cũng là đĩa lậu. Hàng tháng
anh dành tiền mua PC World (9800đ/quyển) và cả PC World cũ. Đầu tiên
là lật mấy trang cuối xem điểm game tháng này rồi mai đến trường hỏi
han xem thằng nào có chưa thì mượn hoặc giàu thì phi ngay ra hàng để
mua. Xong rồi lật lại mấy trang đầu để xem tin và để quệt mồm cho nước
dãi khỏi chảy khi thấy mấy cái máy trong mơ như Pentium 700 ram 128 ổ
20gb hay Apple Macintosh monitor trong case trong. PC World hồi đấy
viết hay, bài nào ra bài đấy. Giờ lâu lắm lắm lắm lắm lắm lắm anh ko
đọc báo công nghệ của VN.
Đĩa CD cũng là công cụ kiếm tiền đầu tiên của anh. Hồi đấy anh học cấp
2. Bạn anh là bạn Quang nhà ở Trung Tự, có chơi với 1 chủ hàng đĩa gần
nhà tên là Phương (?), hàng đĩa là Pestie ‘n’ P (đưa đủ họ tên lên để
nhắn tìm đồng đội). Hàng đĩa hồi đấy hiếm, ông nào máy tính có ổ ghi thì
được phong thánh. Nhạc thì khan vì làm *** gì có nguồn. Bạn anh nghĩ
ra trò làm đĩa CD nhạc theo yêu cầu. Anh là khách hàng gần như đầu
tiên. Nhưng bạn anh hồi đấy không expand được thị trường và làm cũng ko
xuể, thế là anh nhảy vào làm cùng. 14 tuổi. Hàng ngày anh nhận list
orders trong lớp, trong trường và từ bạn bè bên ngoài của anh. Mấy
thằng chia nhau mỗi hôm chạy ra Chợ trời mua đĩa trắng. Anh mua quen
đến nỗi mỗi lần thò mặt ra là có ngay một chồng 100 CD trắng trước mặt,
sau thành khách hàng thân thiết thì được tặng kèm đĩa gì-gì-đó (!).
Ngoài ra có 1 thằng phải ngồi đánh máy các list bài hát, tìm ảnh đẹp đẽ
rồi mang đi in. Xong 1 list orders thì đi trả hàng. Bọn anh bán hình
như là 15k/đĩa, xong sau anh nghĩ ra trò in bìa màu với tên (thực ra là
dùng word chèn chữ lên mấy ảnh FF), có thêm bìa thì thêm 7k. Bán đắt
như tôm tươi. Cảm giác cầm được những đồng tiền đầu tiên kiếm ra nhờ
làm việc chứ ko phải bán lại đồ cũ phấn khích đe0 tả. Business chạy đến
khi cô chủ nhiệm bắt được lớp khác truyền nhau đĩa xxx nên hỏi bọn
anh bán phải ko. Dĩ nhiên là ko nhưng mà sau đấy cũng dừng dừng, anh
tách ra làm business riêng. (nghe oai kinh, thực ra là hồi đấy tìm ra 1
source cc chùa..:”>).
Internet, ttvnol và các websites thời tiền sử Mua máy tính chừng 1 2 năm thì anh vật nài bố mẹ cài in tơ nét để lên
mạng (giờ vẫn không hiểu sao mình xin được nối mạng). Lại một Cách mạng
mới. Có máy tính đã kinh rồi, giờ anh còn có internet. Bạn bè trong
khu nhìn cứ gọi là hết hồn. Nhìn các chú nối internet quả là thần kỳ.
Modem xịn nhất bấy giờ là Model Dial-up 56kb, nhà anh chỉ dùng modem
28kb nhưng oai lắm rồi. Có lẽ nhiều bạn bây giờ không biết hoặc không
còn nhớ Dial-up là gì. Hồi bấy giờ có mấy ISP là Netnam, VNN và FPT. FPT
có fpt1280, VNN có vnn1269, netnam là for personal using. Nhà anh dùng
Netnam (đến giờ anh vẫn thích Netnam vì service rất tốt). Mỗi lần muốn
vào mạng là phải bật modem lên, gõ username passsword vào. Một dãy đèn
trên modem sẽ chạy ngược xuôi nhấp nháy tán loạn, kèm theo tiếng tích
tích tè tè rè rè nghe rất khó chịu nhưng anh thấy như là nhạc trữ tình.
Hết tích tè thì vào được mạng. Vào được mạng là đứt điện thoại. Cũng
vì thế nên tháng nào anh cũng bị mắng vì bao nhiêu người gọi về nhà máy
đều bận, hoặc hóa đơn điện thoại lên mấy trăm nghìn. Nhưng cũng đáng
bị mắng chứ, vì vào được mạng. Sau có mấy cái acc chùa là
topvb và
vpctn cực kỳ noỉo tiếng 1 thời, ko hiểu sao ông nào cũng biết
.
Anh em dùng chùa tận mấy tháng, sau còn có cả 1 lfile excel account
chùa để dùng. Chủ tài khoản chắc là mấy CQNN, tiêu tiền ko phải nghĩ nên
bao lâu ko thèm thay pass. Hồi đấy anh yêu nước lắm. Thật.
Browser thời bấy giờ là IE, chắc phải 3 hoặc 4. Websites tuyền là html
và ảnh jpeg. Flash không có cửa. Download thì chỉ có mỗi tool là click
chuột phải chọn save target as. Ai giỏi hơn thì dùng Kazaa. Torrent hay
IDM là cái chi đe0 ai biết.
Vào mạng thì phải lập nick YM. Thế mới biết Yahoo đã dominate thị trường
VN từ hồi đấy. Nick YM hiện giờ của anh cũng phải 7 8 năm rồi. Lập
được nick YM cũng là một kỳ công. Sau này chỉ nhờ lập nick YM hộ mà anh
mấy lần anh giật được que kem thằng bạn vừa mua hay bánh caramel chưa
kịp đớp. Ngoài ra là tham gia forums, đọc báo, down nhạc. Đoạn này thì
lại động vào vài legends nữa. Forum lớn nhất và hay ho nhất anh từng
tham gia là ttvnol. (không kể 88andlife nhoa, vì đấy là sau này).
ttvnol hồi đấy là một thứ gì khủng khiếp lắm, với bao nhiêu là bao
nhiêu box, tên là Trái tim Việt Nam. Forum ttvnol gắn liền với báo Tin
tức Việt Nam. Ngoài Tin tức Việt Nam, trên mạng chỉ còn 1 báo điện tử
tiếng Việt khác là vnexpress, hay còn gọi là Tàu nhanh, nhưng anh ko
thích vnexpress vì nó xấu, với lại ‘ko có forum’. Hàng ngày đọc Tin tức
Việt Nam và vào ttvnol, anh quen được bao nhiêu là ‘người lớn’, vài
người trở thành bạn bè thân và cả đồng nghiệp sau này. Mod và Admin
ttvnol, cũng như ban biên tập tintucvietnam hồi đấy là thần tượng của
bao nhiêu thanh thiếu niên khắp Việt Nam. Mỗi lần nhìn thấy ai nick đỏ
nick cam trên forum là anh bám theo ngay, xem người ta nói gì, từng lời
phun ra đều là châu ngọc. Nhất là mod mấy box Thảo luận (đời anh chỉ
vào được box có vài lần vì mở ra lần nào là chỉ vài ngày sau lại bị
khóa : |) Âm nhạc, Mua bán, Hỏi gì đáp nấy, và GDGT (mod box này anh
kính trọng nhất!). Đến giờ vẫn phục team tintucvietnam, (nghe đồn là)
chỉ có 7 người và rất trẻ (giờ vợ chồng con cái hết rồi) nhưng lập ra
trang báo có lẽ là ngang ngửa vnexpress - được tài trợ bởi FPT khủng
nhất bấy giờ. Sau báo Tin tức Việt Nam sập và forum ttvnol bị down,
anh mất luôn thói quen đọc báo điện tử với vào forum, không có gì chơi
nên sinh ra đổ đốn, vào mạng tìm cái mà các cậu bé đến tuổi lớn lớn rồi
đều tìm. Vài năm trở lại đây có hân hạnh được gặp mặt hàng ngày tổng
biên tập cũ của báo tintucvietnam và admin ttvnol. Các anh đã trở thành
đại gia 8->, vẫn làm và làm sâu về Internet, và nhất là vẫn cực kỳ
tanh tưởi.
Ngoài ttvnol, cũng có một số forums và websites khác cũng đóng vai trò
thay đổi internet VN. Thứ nhất là blackmoont, sau chuyển thành 1vn rồi
vn99music. Mấy gb nhạc của anh phần lớn từ đây mà ra (còn lại là đi
loăng quăng cóp nhặt trên box âm nhạc ttvnol). Nhạc chuẩn 64kbs (128 lúc
đấy chỉ có dân chơi mới có), download vèo vèo, search bài nào cũng ra.
Sau bạn bè anh tìm nhạc, ai anh cũng giới thiệu vào trang này.
Thứ hai là HVA và VHF. HVA thì giờ vẫn còn, VHF (viethacker) thì đi vào
dĩ vãng lâu lắm rồi. Nhờ 2 sites này mà bao nhiêu bạn bây giờ trở thành
chuyên gia bảo mật cho các ngân hàng, ctck, công ty truyền thông hay
các hệ thống lớn trên thế giới. Nhờ 2 sites này mà bao nhiêu trang
gov.vn bị ăn đòn. Cũng nhờ 2 sites này mà hàng trăm sites e-commerce
trên thế giới lúc đấy bị hack (lỗi SQL injection - các đàn anh chỉ dậy
từng ly từng tí), hàng nghìn cc chùa bị tuồn ra, để đến nỗi về sau VN
bị ban IP khi mua hàng trên mạng, cũng như vài bạn bị CA tóm khi ship
đồ về. Dĩ nhiên hồi đấy mình bé, chỉ dám reg nick post mấy bài vớ vẩn,
hack (kinh!) được vài site con con ko dám khoe, chủ yếu là xem các ‘anh
lớn’ ‘đàm đạo’ - giờ tục gọi là chém gió. Hacker hồi đấy theo truyền
thuyết là khái niệm cao siêu lắm, phải cực kỳ đỉnh cao và nghiên cứu
bao nhiêu năm mới làm được cơ. Sau thì chú đe0 nào cũng xưng là hách
cơ, dù chỉ là thay được giao diện mấy forum làng. Disconmaire. Cảm giác
như Songoku luyện mãi mới thành Siêu Xayda được, sau tự nhiên đẻ đâu
ra 1 đống Siêu Xayda.
Thứ 3 là những host nhạc hay software lẻ của bạn bè, hay những phần mềm
download thời tiền sử như Kazaa. Ai sở hữu 1 host hay đơn giản là tìm
ra một source nhạc / soft hồi đấy đều là hot boys cả. Các bạn các em cứ
gọi là í ới liên tục, nhờ vả anh ‘up cái này’ hoặc ‘down cái kia’.
Giờ thì anh vẫn chưa phải hacker, nhưng hàng ngày tiếp xúc và làm việc
với mấy bạn giỏi kinh, kiểu bố của hacker, ngoài ra còn được làm product
ở mấy sites tổng ra cũng phải tờ riệu thành viên. Kỏa là khoái lạc.